Băng tan, cháy rừng và sự tàn khốc của biến đổi khí hậu

Sự nóng lên toàn cầu đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Con người đang phải gánh chịu hậu quả của biến đổi khí hậu do chính mình tạo ra.

Băng tan, cháy rừng và sự tàn khốc của biến đổi khí hậu

Bề mặt một tảng băng trôi xuất hiện "hồ nước" do nhiệt độ cao khiến băng tan chảy. Bức ảnh được chụp tại Greenland, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề vì biến đổi khí hậu. Mùa hè tại xứ sở băng giá này bắt đầu kéo dài hơn trong nhiều thập kỷ qua. Sông băng và các chỏm băng cũng dần biến mất. Ảnh: Sean Gallup/Getty Images.

Bề mặt một tảng băng trôi xuất hiện “hồ nước” do nhiệt độ cao khiến băng tan chảy. Bức ảnh được chụp tại Greenland, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề vì biến đổi khí hậu. Mùa hè tại xứ sở băng giá này bắt đầu kéo dài hơn trong nhiều thập kỷ qua. Sông băng và các chỏm băng cũng dần biến mất. Ảnh: Sean Gallup/Getty Images.

Người ngư dân Inuit chuẩn bị giăng lưới đánh cá giữa những tảng băng trôi ở vịnh Ilulissat (Greenland). Điều kiện thời tiết ấm áp bất thường khiến công việc của họ thuận lợi hơn. Ảnh: Sean Gallup/Getty Images.

Người ngư dân Inuit chuẩn bị giăng lưới đánh cá giữa những tảng băng trôi ở vịnh Ilulissat (Greenland). Điều kiện thời tiết ấm áp bất thường khiến công việc của họ thuận lợi hơn. Ảnh: Sean Gallup/Getty Images.

Góc máy trên cao cho thấy những căn nhà ở Kivalina, Alaska (Mỹ) đã ở sát khu đầm nước. Nếu nước tiếp tục dâng cao, cuộc sống của họ sẽ gặp nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, cư dân Kivalina không muốn tìm một nơi định cư mới. Chính quyền cho biết người dân sẽ tiếp tục sống và thích nghi với điều kiện thời tiết thay đổi ở Kivalina. Ảnh: Joe Raedle/Getty Images.

Góc máy trên cao cho thấy những căn nhà ở Kivalina, Alaska (Mỹ) đã ở sát khu đầm nước. Nếu nước tiếp tục dâng cao, cuộc sống của họ sẽ gặp nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, cư dân Kivalina không muốn tìm một nơi định cư mới. Chính quyền cho biết người dân sẽ tiếp tục sống và thích nghi với điều kiện thời tiết thay đổi ở Kivalina. Ảnh: Joe Raedle/Getty Images.

Tại biển Chukchi (Bắc Băng Dương), đời sống người dân ảnh hưởng lớn vì biến đổi khí hậu. Thời tiết nóng lên khiến cá voi, hải cẩu... di cư khỏi vùng biển này. Đây là lượng thức ăn quan trọng của người dân trong những ngày đông lạnh giá. Ảnh: Joe Raedle/Getty Images.

Tại biển Chukchi (Bắc Băng Dương), đời sống người dân ảnh hưởng lớn vì biến đổi khí hậu. Thời tiết nóng lên khiến cá voi, hải cẩu… di cư khỏi vùng biển này. Đây là lượng thức ăn quan trọng của người dân trong những ngày đông lạnh giá. Ảnh: Joe Raedle/Getty Images.

Nước dâng cao còn đất chìm xuống bỏ lại ngôi nhà sàn lọt thỏm giữa mênh mông biển nước. Ảnh được chụp tại Port Fourchon, Louisana (Mỹ). Kể từ năm 1930, Louisana đã mất hơn 5.000 km2 đất và đất ngập nước. Trong 30 năm trở lại đây, tình trạng lún sụt đất lại càng trở nên nghiêm trọng. Ảnh: Drew Angerer/Getty Images.

Nước dâng cao còn đất chìm xuống bỏ lại ngôi nhà sàn lọt thỏm giữa mênh mông biển nước. Ảnh được chụp tại Port Fourchon, Louisana (Mỹ). Kể từ năm 1930, Louisana đã mất hơn 5.000 km2 đất và đất ngập nước. Trong 30 năm trở lại đây, tình trạng lún sụt đất lại càng trở nên nghiêm trọng. Ảnh: Drew Angerer/Getty Images.

Một chiếc tàu bị bỏ rơi nằm trơ trọi bên những cây bách chết ở Venice, Louisana. Sự xâm nhập mặn và sụt lún khiến số cây bách chết khô ngày càng nhiều ở khu vực này. Ảnh: Drew Angerer/Getty Images.

Một chiếc tàu bị bỏ rơi nằm trơ trọi bên những cây bách chết ở Venice, Louisana. Sự xâm nhập mặn và sụt lún khiến số cây bách chết khô ngày càng nhiều ở khu vực này. Ảnh: Drew Angerer/Getty Images.

Tại Deer Isle (Mỹ), ngư dân đang gặp khó khăn trong việc khai thác tôm hùm. Các nhà khoa học cho biết sự nóng lên toàn cầu có thể khiến tôm hùm di cư về đến vùng nước lạnh, sâu hơn. Trong ảnh, 3 ngư dân bẫy tôm hùm nhưng chỉ bắt được một con quá nhỏ. Họ không giữ lại mà trả nó về biển. Ảnh: Joe Raedle/Getty Images.

Tại Deer Isle (Mỹ), ngư dân đang gặp khó khăn trong việc khai thác tôm hùm. Các nhà khoa học cho biết sự nóng lên toàn cầu có thể khiến tôm hùm di cư về đến vùng nước lạnh, sâu hơn. Trong ảnh, 3 ngư dân bẫy tôm hùm nhưng chỉ bắt được một con quá nhỏ. Họ không giữ lại mà trả nó về biển. Ảnh: Joe Raedle/Getty Images.

"Cây thông cô đơn" bên trong rừng quốc gia Beaverhead-Deerlodge (Mỹ). "Biến đổi khí hậu làm mùa hè nóng và khô hơn ở vùng núi Rockies. Điều này làm tăng nguy cơ cháy rừng, mầm bệnh và côn trùng phá hoại như dịch bọ cánh cứng trên núi", tờ The Guardian viết. Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images.

“Cây thông cô đơn” bên trong rừng quốc gia Beaverhead-Deerlodge (Mỹ). “Biến đổi khí hậu làm mùa hè nóng và khô hơn ở vùng núi Rockies. Điều này làm tăng nguy cơ cháy rừng, mầm bệnh và côn trùng phá hoại như dịch bọ cánh cứng trên núi”, tờ The Guardian viết. Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images.

Vụ cháy rừng Amazon đã gây chú ý của truyền thông vào năm 2019. Trong những tháng cuối năm 2019, rừng mưa nhiệt đới Amazon ở Brazil đã chịu hàng nghìn vụ cháy. Bang Rondonia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi người dân phải sống chung với khói bụi mù mịt. Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân chính của các vụ cháy rừng là do người dân phá rừng để làm nương rẫy. Ảnh: Victor Moriyama/Getty Images.

Vụ cháy rừng Amazon đã gây chú ý của truyền thông vào năm 2019. Trong những tháng cuối năm 2019, rừng mưa nhiệt đới Amazon ở Brazil đã chịu hàng nghìn vụ cháy. Bang Rondonia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi người dân phải sống chung với khói bụi mù mịt. Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân chính của các vụ cháy rừng là do người dân phá rừng để làm nương rẫy. Ảnh: Victor Moriyama/Getty Images.

Một phần của rừng mưa nhiệt đới Amazon ở Candeias do Jamari (Brazil) đã bị xóa sổ. Ảnh: Victor Moriyama/Getty Images.

Một phần của rừng mưa nhiệt đới Amazon ở Candeias do Jamari (Brazil) đã bị xóa sổ. Ảnh: Victor Moriyama/Getty Images.

Một lính cứu hỏa đứng trong màn khói mờ ảo khi đang cố gắng dập tắt vụ cháy rừng ở Kalimantan (Indonesia). Những vụ cháy rừng nghiêm trọng gây ô nhiễm không khí nặng nề ở Indonesia và một số nước Đông Nam Á. Ảnh: Ulet Ifansasti/Getty Images.

Một lính cứu hỏa đứng trong màn khói mờ ảo khi đang cố gắng dập tắt vụ cháy rừng ở Kalimantan (Indonesia). Những vụ cháy rừng nghiêm trọng gây ô nhiễm không khí nặng nề ở Indonesia và một số nước Đông Nam Á. Ảnh: Ulet Ifansasti/Getty Images.

GỌI NGAY 1900 1870 (Miền Nam), 1900 2045 (Miền Bắc) hoặc 1900 2087 (Miền Tây) ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN COMBO KHÁCH SẠN + VÉ MÁY BAY GIÁ SIÊU TIẾT KIỆM TỪ IVIVU.COM

Theo Anh Tú/Zing news

Click đặt ngay Khách sạn khắp Việt Nam và toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com 

Đánh giá bài viết này

Loading...Loading…

Nguồn: Ivivu – Băng tan, cháy rừng và sự tàn khốc của biến đổi khí hậu

Từ khóa: Băng tan, cháy rừng và sự tàn khốc của biến đổi khí hậu – Băng tan, cháy rừng và sự tàn khốc của biến đổi khí hậu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *